Bạn đã từng nghe đến chiến lược Build- Buy- Borrow- Bridge?
👍 Build = Xây dựng nguồn nhân lực = Chú trọng công tác đào tạo và phát nội bộ, xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế cận trong tổ chức
✌️ Buy = Săn nhân tài = Tìm kiếm, thu hút, giữ chân nguồn nhân lực từ bên ngoài doanh nghiệp với những kỹ năng mới, góc nhìn mới
👌 Borrow = Tìm nguồn lực hỗ trợ = Thuê/ mượn nhân lực bên ngoài tổ chức thường để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu cho các dự án ngắn hạn, công việc không thường xuyên
🤘 Bridge = Kết nối = Hỗ trợ sự phát triển của NNL bằng cách tạo điều kiện cho nhân tài phát triển lên các vai trò mới bên trong/ bên ngoài tổ chức
Bear- head
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020
[RecTIPS]: THIẾT KẾ TRUYỀN THÔNG TUYỂN DỤNG ĐÚNG- TRÚNG- ĐẸP
Không thể phủ nhận, để đóng góp thêm cho sự lan tỏa các thông điệp tuyển dụng, ngoài nội dung bài đăng hấp dẫn, còn cần hình ảnh minh họa hợp thời- hợp lý.
Bài viết này sẽ chỉ ra những bí quyết căn bản, giúp bạn thiết kế ra những hình ảnh truyền thông tuyển dụng thành công.
Đầu tiên, hãy cùng Bear-head điểm qua một số công cụ thiết kế yêu thích của dân- ngoại- đạo- thiết- kế:
- Các trang web thiết kế online:
- Các phần mềm chỉnh sửa, thiết kế hình ảnh:
- Photoshop
- Photoscape
- Windows moviemaker
- VSDC Free Video Editor
Công cụ đã sẵn sàng rồi, để có những hình ảnh thiết kế hoàn hảo, ta cần lưu tâm 5 nguyên tắc thiết kế sau:
1. Sự đồng nhất: Tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong một diện mạo. Nó là sự cân bằng của tất cả các yếu tố (màu sắc, font chữ, kiểu vẽ,..) để tạo nên một tổng thể dễ chịu. Ngoài ra, các thiết kế tuyển dụng chính thống (đăng trên trang tuyển dụng của công ty) còn cần lưu ý đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp (logo, màu sắc, font chữ, phong cách thiết kế,..)
2. Cân bằng: Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như: Chiều cao, chiều rộng,... được sắp đặt một cách đối xứng trong trang theo trục tung hoặc trục hoành. Mục đích tạo sự cân đối trong thiết kế.
Cân bằng bất đối xứng đạt được khi không có sự đối xứng nhằm nhấn mạnh các yếu tố trong thiết kế.
3. Tương phản: Thể hiện bằng sự đối lập của các đối tượng đặt cạnh nhau, là sự so sánh giữa các đối tượng có sự tương phản về: Màu sắc (nóng - lạnh), hình khối (to- nhỏ, méo- tròn, thẳng- ziczac, đặc- rỗng), chất liệu (nhẵn- xù xì), nhịp điệu (nhanh- chậm, ngắn- dài)...
4. Nhấn mạnh: Trong một thiết kế, những yếu tố cần phải nổi bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn mạnh được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố một cách hợp lý nghĩa là đặt chúng ở vị trí được chú ý bằng cách làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng màu sắc, tỉ lệ, hình dạng.
5. Đơn giản: Sự đơn giản trong thiết kế dẫn đến sự nhận thức chủ đề một cách dễ dàng hơn. Sự đơn giản là sự cần thiết, đặc biệt trong layout để tạo nên sự sáng sủa, rõ ràng.
Để việc thiết kế trở nên đơn giản, nhanh gọn hơn, bạn cũng có thể tận dụng những Kho hình nền trên internet. Chỉ cần chọn đúng từ khóa (hay từ ngữ có liên quan mật thiết tới chủ đề tìm kiếm), bạn đã đi đúng hướng rồi đấy. Bear- head lưu ý bạn nên sử dụng từ khóa tiếng Anh để gia tăng hiệu quả tìm kiếm hình ảnh tốt nhất.
Ví dụ nhé, khi cần tìm hình ảnh minh họa cho vị trí Mua hàng, bạn có thể thử tìm hình ảnh từ các từ khóa liên quan như: Mua hàng, mua bán, cung ứng, logistic, purchase, procument, supply,...
Một vài trang web bạn có thể tìm hình ảnh như:
- https://www.pexels.com/
- https://pixabay.com/
- https://burst.shopify.com
- https://unsplash.com/
- https://stocksnap.io/
Cuối cùng, là những lưu ý nhỏ cho thiết kế hoàn hảo phục vụ việc chạy quảng cáo bài đăng trên facebook:
- Kích cỡ ảnh chuẩn: 900 x 603 px
- Tỉ lệ chữ: < 20%. Công cụ kiểm thử: https://www.facebook.com/ads/t ools/text_overlay/ (bạn tải hình ảnh lên, báo kết quả Good là đạt yêu cầu)
Xin chúc các NTD đa tài sẽ thiết kế ra những hình ảnh truyền thông thật đẹp- thật trúng đối tượng!
Bear- head.
[RecSHARE]: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2019
Sự phát triển nhanh chóng của CNTT kéo theo sự cạnh tranh không ngừng giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực này để thu hút và giữ chân nhân tài. Thị trường lao động ngành CNTT trong những năm gần đây vì thế mà chưa lúc nào có dấu hiệu "bớt sôi động".
Nhằm giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh hơn, năm 2019, Vietnamworks công bố Báo cáo thị trường nhân lực ngành CNTT
Báo cáo chỉ ra:
1. Tổng quan nhân lực thị trường ngành CNTT
2. Hành vi người tìm việc ngành CNTT: Các trang tuyển dụng trực tuyến là lựa chọn hàng đầu của nhân lực ngành CNTT khi tìm việc, đồng thời đây cũng là kênh tìm việc có tỉ lệ thành công cao nhất.
3. Mức lương ngành CNTT (NTD sẵn sàng chi trả và thực tế nhân sự nhận đươc theo vị trí, kinh nghiệm)
4. Chế độ phúc lợi ngành CNTT phổ biến nhất và mức độ hài lòng
5. Thông tin dữ liệu khảo sát
Tham khảo tài liệu chi tiết tại: https://bom.to/cH1Kl
Nguồn: Vietnamworks
[RecSHARE]: 4 CÂU HỎI XÁC ĐỊNH LIỆU BẠN CÓ ĐANG TUYỂN MỘT " NHÂN VIÊN TỐT"
Ngoài sự phù hợp khi tìm kiếm ứng viên cho tổ chức của mình thì việc lựa chọn, đánh giá họ có phải là "người tốt" hay không cũng là điều mà các nhà tuyển dụng phải cân nhắc kỹ càng. Vậy các yếu tố nào sẽ giúp nhà tuyển dụng làm được điều đó?
Hãy cùng Bear-Head tham khảo 4 câu hỏi được chỉ ra trong bài viết trên trang HRinsider:
1. Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?
2. Bạn từng mấc sai lầm nào trong công việc trước đây?
3. Bạn nhận xét sếp cũ của bạn là người ntn?
4. Cách bạn xử lý khi gặp phải một khách hàng khó chịu?
Nguồn: HR Insider
[RecSHARE]: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG HIỆU QUẢ
Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp.
👱 👩 Các ứng cử viên trẻ có nhiều kiến thức công nghệ và hiểu biết nhiều hơn 💻 📱 , họ nghiên cứu công ty và văn hóa làm việc của doanh nghiệp qua các công cụ trực tuyến trước khi ứng tuyển.
Về phía doanh nghiệp, họ cần các ứng viên sở hữu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, thêm vào đó là tính phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Vì thế, để nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên thích hợp, các doanh nghiệp cần bắt đầu xây dụng một Thương hiệu nhà tuyển dụng (employer branding) mạnh mẽ hơn.
⭐️ Qua Thương hiệu nhà tuyển dụng (THNTD), doanh nghiệp quảng bá những giá trị của họ, sự khác biệt của họ với các đối thủ cạnh tranh và thu hút những tài năng chất lượng.
Tài liệu tổng hợp sau đây của HRA kết hợp với Anphabe sẽ chỉ ra:
☝ Các bước căn bản để đo lường & Phát triển THNTD
✌ Xu hướng nhân tài & THNTD không thể bỏ qua
👌 Xây dựng THNTD từ nội bộ: Nguồn nhân lực đa thế hệ hạnh phúc
☝ Các bước căn bản để đo lường & Phát triển THNTD
✌ Xu hướng nhân tài & THNTD không thể bỏ qua
👌 Xây dựng THNTD từ nội bộ: Nguồn nhân lực đa thế hệ hạnh phúc
[RecSHARE]: 9 Ý TƯỞNG NỘI DUNG SÁNG TẠO DÀNH CHO WEBSITE TUYỂN DỤNG
Một trong những kênh tuyển dụng có thể áp dụng Recruitment Marketing hiệu quả nhất chính là trang tuyển dụng riêng của doanh nghiệp. Bởi vì những gì được đăng tải trên đó chính là “gương mặt” thương hiệu chính thống, trang tuyển dụng sẽ là “sân chơi” của riêng bạn, là nơi bạn đưa ra tất cả những nội dung thú vị nhất để gây ấn tượng với ứng viên.
Bài viết trên base.vn sẽ đề xuất cho bạn 9 ý tưởng nội dung tuyệt vời nhất mà bạn có thể áp dụng với website tuyển dụng cảu bạn ngay từ bây giờ:
⭐️ Infographic
⭐️ Video
⭐️ Quiz
⭐️ Slideshare
⭐️ Brochure
⭐️ FAQ
⭐️ Video DIY
⭐️ Meet the recruiter
⭐️ Career blog
Dù lựa chọn cách thức triển khai nội dung sáng tạo nào đi nữa, bạn cũng cần tuân thủ 3 nguyên tắc:
☝ Biết rõ đối tượng của bạn là ai
✌ Tập trung vào các ứng viên
👌 Hãy trung thực và chân thành
Bài viết gốc: 9 ý tưởng nội dung sáng tạo dành cho website tuyển dụng giúp bạn hấp dẫn ứng viên
Nguồn: base.vn
Bài viết trên base.vn sẽ đề xuất cho bạn 9 ý tưởng nội dung tuyệt vời nhất mà bạn có thể áp dụng với website tuyển dụng cảu bạn ngay từ bây giờ:
⭐️ Infographic
⭐️ Video
⭐️ Quiz
⭐️ Slideshare
⭐️ Brochure
⭐️ FAQ
⭐️ Video DIY
⭐️ Meet the recruiter
⭐️ Career blog
Dù lựa chọn cách thức triển khai nội dung sáng tạo nào đi nữa, bạn cũng cần tuân thủ 3 nguyên tắc:
☝ Biết rõ đối tượng của bạn là ai
✌ Tập trung vào các ứng viên
👌 Hãy trung thực và chân thành
Bài viết gốc: 9 ý tưởng nội dung sáng tạo dành cho website tuyển dụng giúp bạn hấp dẫn ứng viên
Nguồn: base.vn
[RecSHARE]: VIETNAMWORKS- KHẢO SÁT LƯƠNG NGƯỜI TÌM VIỆC NĂM 2019 TẠI VIỆT NAM
Đầu tháng 3/2019, VNWs công bố KHẢO SÁT LƯƠNG NGƯỜI TÌM VIỆC NĂM 2019 TẠI VIỆT NAM với quy mô mẫu là 5500 đáp viên trên cả nước, trong đó, 89% người trả lời ở cấp bậc Nhân viên và Quản lý, còn lại là SV mới ra trường. Báo cáo được xây dựng gồm 2 phần:
1. Tầm quan trọng của yếu tố tiền lương trong việc thu hút và giữ chân người tài
Sự thật số ☝️:
Báo cáo chỉ ra rằng gần 90% ứng viên thường tìm kiếm thông tin về mức lương khi tìm việc, tiếc rằng chỉ 1/3 trong số họ được thỏa mãn điều họ muốn.
Sự thật số ✌️:
Nếu 6 tháng tới, cty không tăng lương 💰, 46.3% NV sẽ trực tiếp kiến nghị lên trên yêu cầu tăng lương, 25,5% NV sẽ chuyển việc, 20,4% NV âm thầm chịu đựng
Nếu 6 tháng tới, cty không tăng lương 💰, 46.3% NV sẽ trực tiếp kiến nghị lên trên yêu cầu tăng lương, 25,5% NV sẽ chuyển việc, 20,4% NV âm thầm chịu đựng
2. "Khoảng lương phổ biến" và "Mức lương trung vị" của các vị trí theo Nhóm ngành và Thành phố lớn trên cả nước
Đây là một căn cứ quan trọng để các cty xây dựng chế độ thu hút & giữ chân NS đảm bảo tính cạnh tranh với thị trường lao động.
Xem thêm Báo cáo chi tiết tại: VNW- Khảo sát lương người tìm việc tại Việt Nam năm 2019
Nguồn: Vietnamworks
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020
[RecTIPS]: CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG TUYỂN DỤNG HIỆN ĐẠI VS TRUYỀN THỐNG
- Báo giấy
- Tivi
- Radio
- Băng rôn
(banner)
- Biển quảng cáo
- Poster
- Phướn (standee)
- Bảng thông tin
tuyển dụng tại các trung tâm giới thiệu việc làm, trường đào tạo
- Hội chợ việc
làm
- Dán quảng cáo tại chờ chờ xe buýt/ trên xe buýt
- LCD thang máy
- TTTD qua các công ty dịch vụ headhunt, cho thuê nhân sự
Bên cạnh đó, thời kỳ tuyển dụng số (e- recruiting) lại
cho chúng ta trải nghiệm thú vị với các kênh TTTD hiện đại:
- Các website
tuyển dụng (đọc thêm trong bài viết Top 30 website tuyển dụng nhân sự bất kỳ nhà tuyển dụng
và ứng viên nào cũng nên biết)
- Các mạng xã hội/
ứng dụng Facebook, Linkedin, Instagram, Email, Zalo, Skype, Messenger,...
(tìm hiểu thêm về Giờ vàng đăng bài trên các kênh media)
- Website tuyển dụng
của doanh nghiệp
- Chạy quảng cáo
trên các báo online
Theo khảo sát của Vietnamworks:
Vì sao hiện nay, các kênh TTTD hiện đại lại được sử dụng phổ
biến hơn các kênh TTTD truyền thống:
Một số điểm cần lưu tâm khi thiết kế nội dung TTTD:
- Cô đọng, rõ
ràng
- Đầy đủ thông
tin cơ bản (tên công ty, vị trí, yêu cầu cơ bản, mô tả công việc, chế
độ đãi ngộ, liên hệ, thời gian nhận hồ sơ)
- Ấn tượng: Tựa
đề hấp dẫn, không chỉ liệt kê tên công việc
- Tranh thủ quáng
cáo thương hiệu sản phẩm công ty
- Không hứa hẹn
những điều xa vời
Hình thức thể hiện TTTD cần:
- Bắt mắt, dễ
nhìn, dễ đọc
- Thể hiện phù
hợp với đối tượng mục tiêu
- Tối ưu thông
tin cho phù hợp với từng kênh đăng tuyển
Với số lượng kênh TTTD đa dạng như đã kể trên, để lựa
chọn kênh TTTD phù hợp sử dụng cho từng vị trí tuyển dụng, bạn có thể
cân đối dựa trên các yếu tố sau:
- Tính chất, đặc
thù vị trí tuyển dụng (vị trí, cấp bậc, địa điểm tuyển dụng, nơi tập
trung ứng viên tiềm năng)
- Số lượng nhân
sự cần tuyển dụng
- Thời lượng chạy
chiến dịch tuyển dụng
- Nguồn lực tài
chính, nhân lực để chạy chiến dịch
Bear- head chúc các bạn sẽ có những chiến dịch tuyển dụng
thành công!
Bear- head,
[RecSHARE]: TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH MBTI
Trắc nghiệm tính cách #MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là một phương pháp sử dụng những câu hỏi nhằm kiểm tra tâm lý, tính cách của một người trên cơ sở đáp án mà người đó chọn đối với vấn đề được đặt ra.
Trắc nghiệm tính cách MBTI dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học, có độ chính xác rất cao và đang trở nên phổ biến với mọi người.
Trắc nghiệm tính cách MBTI dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học, có độ chính xác rất cao và đang trở nên phổ biến với mọi người.
Trắc nghiệm MBTI dựa trên 4 tiêu chí:
💛 Quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc)
♥️ Xu hướng tự nhiên: Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội)
💚 Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)
Hiện nay, MBTI được sử dụng phổ biến như một phương pháp phân loại tính cách khá chính xác. MBTI giúp chúng ta có thêm thông tin để lựa chọn nghề nghiệp chính xác hơn, với nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng MBTI để đánh giá mức độ phù hợp về tính cách của ứng viên với công việc cũng như môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Trang test MBTI miễn phí: https://mbti.vn/
Những công việc phù hợp với các nhóm tính cách:
Nguồn: Tổng hợp
Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020
[RecSHARE]: TUYỂN DỤNG TRUYỀN THỐNG VS TUYỂN DỤNG HIỆN ĐẠI
Chúng ta đều thừa nhận với nhau rằng:
TUYỂN DỤNG = MARKETING + SALEs
----
Thị trường lao động phát triển, cạnh tranh khốc liệt hơn, kèm theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo thành hành vi, thói quen ứng tuyển mới của ứng viên.
Sự quan tâm của những Nhà tuyển dụng (NTD) không chỉ tập trung vào lượng ứng viên ứng tuyển chủ động mà còn đẩy mạnh tìm kiếm, tạo quan hệ với các ứng viên thụ động- là những người đã có công việc ổn định, chưa có nhu cầu chuyển việc nhưng lại là đối tượng tiềm năng mà NTD muốn chiêu mộ về cho tổ chức.
Vì lý do đó, nếu giữ cách thức tuyển dụng truyền thống (đăng tuyển, chờ ứng viên ứng tuyển rồi phỏng vấn...), những NTD sẽ khó lòng làm ra được kết quả hài lòng các CEO.
TUYỂN DỤNG = MARKETING + SALEs
----
Thị trường lao động phát triển, cạnh tranh khốc liệt hơn, kèm theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo thành hành vi, thói quen ứng tuyển mới của ứng viên.
Sự quan tâm của những Nhà tuyển dụng (NTD) không chỉ tập trung vào lượng ứng viên ứng tuyển chủ động mà còn đẩy mạnh tìm kiếm, tạo quan hệ với các ứng viên thụ động- là những người đã có công việc ổn định, chưa có nhu cầu chuyển việc nhưng lại là đối tượng tiềm năng mà NTD muốn chiêu mộ về cho tổ chức.
Vì lý do đó, nếu giữ cách thức tuyển dụng truyền thống (đăng tuyển, chờ ứng viên ứng tuyển rồi phỏng vấn...), những NTD sẽ khó lòng làm ra được kết quả hài lòng các CEO.
👉 Những hình ảnh gợi ý sau đây chính là chìa khóa mở ra cho các NTD các cách thức để xây dựng một mô hình Talent Acquisition (đọc thêm: Thế nào là Talent Acquisition) hiệu quả.
(Hình ảnh được trích dẫn từ Checklist Xây dựng chiến lược thu hút ứng viên tiềm năng)
Nguồn: Talent.vn
[RecSHARE]: EVP (EMPLOYEE VALUE PROPOSITION) LÀ GÌ?
Minchington (2005) đã định nghĩa EVP là một tập hợp các hoạt động gắn kết và phúc lợi được cung cấp bởi một tổ chức nhằm thu hút, giữ chân nhân viên.
EVP lấy lực lượng lao động làm trung tâm để đưa ra những chính sách, văn hóa, phúc lợi phù hợp với các chiến lược nhân lực tổng thể.
EVP cần được truyền thông rộng rãi tới toàn bộ nhân viên hiện tại của tổ chức cũng như các đối tượng mục tiêu bên ngoài.
EVP của doanh nghiệp cần có tính độc đáo, phù hợp và hấp dẫn mới có thể hoạt động như một động lực chính để thu hút và giữ chân người tài.
EVP có mối liên quan chặt chẽ với khái niệm xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, theo thuật ngữ EVP được sử dụng để xác định 'ưu đãi' cơ bản dựa trên các hoạt động quản lý và tiếp thị thương hiệu nhà tuyển dụng. Ngày nay, EVP thường được gọi là Employer Brand Proposition
VÌ SAO EVP QUAN TRỌNG?
🔜 Tiếp cận ứng viên bị dộng
🔜 Tái truyền cảm hứng cho nhân viên
🔜 Gây ấn tượng với ứng viên thuộc những nhóm khác nhau
🔜 Giảm cạnh tranh về thù lao
🔜 Tinh lọc mục tiêu tuyển dụng
Nguồn: Tổng hợp
EVP lấy lực lượng lao động làm trung tâm để đưa ra những chính sách, văn hóa, phúc lợi phù hợp với các chiến lược nhân lực tổng thể.
EVP cần được truyền thông rộng rãi tới toàn bộ nhân viên hiện tại của tổ chức cũng như các đối tượng mục tiêu bên ngoài.
EVP của doanh nghiệp cần có tính độc đáo, phù hợp và hấp dẫn mới có thể hoạt động như một động lực chính để thu hút và giữ chân người tài.
EVP có mối liên quan chặt chẽ với khái niệm xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, theo thuật ngữ EVP được sử dụng để xác định 'ưu đãi' cơ bản dựa trên các hoạt động quản lý và tiếp thị thương hiệu nhà tuyển dụng. Ngày nay, EVP thường được gọi là Employer Brand Proposition
VÌ SAO EVP QUAN TRỌNG?
🔜 Tiếp cận ứng viên bị dộng
🔜 Tái truyền cảm hứng cho nhân viên
🔜 Gây ấn tượng với ứng viên thuộc những nhóm khác nhau
🔜 Giảm cạnh tranh về thù lao
🔜 Tinh lọc mục tiêu tuyển dụng
Nguồn: Tổng hợp
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020
[RecSHARE]: "KHÁCH HÀNG LÀ SỐ 1"- KEN BLANCHARD VÀ BÀI HỌC VỀ TUYỂN DỤNG
Ken Blanchard là tác giả của nhiều cuốn sách quản trị bán chạy nhất hành tinh. Sách của ông dễ đọc, dễ hiểu, thường thông qua các câu chuyện ngắn, ví dụ sinh động để đúc kết lại những công thức quản trị giúp người đọc có thể ngay lập tức nhớ và áp dụng.
Tiêu đề "Khách hàng là số 1" dễ làm người ta tư duy tới đối tượng mục tiêu của cuốn sách này là những đội ngũ làm Sale hay Marketing, nhưng không, các nhà Quản trị nguồn nhân lực sẽ tìm thấy trong đây những gợi ý bổ ích cho công tác chuyên môn của mình: Từ việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, Tuyển dụng, Đào tạo và phát triển, Quản lý hiệu quả công việc đến Phát triển nghề nghiệp.
Đặc biệt, phần nội dung liên quan đến công tác Tuyền dụng được đề cập rõ ràng nhất trong Chương 5 của cuốn sách. Với việc chỉ ra một thực tế vẫn luôn tồn tại: "Ai cũng biết nguồn lực con người là quan trọng nhất, nhưng đa số các công ty lại không có những nhân viên nhiệt huyết, tức là những nhân viên cảm thấy tự hào khi được làm việc tại công ty", tác giả dẫn dắt người đọc đến với những quan điểm và chấm điểm quá trình triển khai thực tế tuyển dụng ở Yum! (công ty mẹ của 33.000 nhà hàng KFC, Taco Bell, Pizza Hut, Long John Silver's và A&W All American Food Restaurants tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 840.000 nhân viên).
Việc tuyển chọn luôn xoay quanh câu chuyện về sự phù hợp Năng lực (kỹ năng, kinh nghiệm) và Tính cách (có tính cách bạn muốn, yêu những gì bạn làm và tầm nhìn mà bạn hướng tới).
Nếu phải lựa chọn giữa người có năng lực hoặc tính cách, tác giả gợi ý nên chọn người có tính cách, rồi bồi dưỡng, đào tạo họ về năng lực.
Tại doanh nghiệp F&B lớn với áp lực tuyển dụng và tuyển thay thế liên tục, Yum! áp dụng:
- Quy trình Thực tế thử việc (cho ứng viên trải nghiệm trực tiếp với môi trường làm việc trong một vài tiếng đồng hồ, quan sát họ và tìm hiểu thêm về những cảm nhận của ứng viên),
- Bảng đánh giá khả năng sẵn sàng làm việc của nhân viên (Team member readiness inventory- TMRI: Ứng viên đáp ứng với công việc như thế nào?, Phối hợp với đồng nghiệp ra sao? Tương tác với khách hàng thế nào?, Mức độ chủ động trong công việc?),
- Tỷ lệ tuyển dụng gắt gao,
- Trong phỏng vấn, đặt ứng viên vào nhiều vai trò khác nhau để có đánh giá đa chiều,
- Loại đi những người không phù hợp một cách cẩn trọng, khuyến khích nhân viên nói rõ lý do để công ty có thể giúp họ tìm công việc khác tại Yum! hay nơi khác,
- Thu hút bằng văn hóa đam mê khách hàng.
Tiêu đề "Khách hàng là số 1" dễ làm người ta tư duy tới đối tượng mục tiêu của cuốn sách này là những đội ngũ làm Sale hay Marketing, nhưng không, các nhà Quản trị nguồn nhân lực sẽ tìm thấy trong đây những gợi ý bổ ích cho công tác chuyên môn của mình: Từ việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, Tuyển dụng, Đào tạo và phát triển, Quản lý hiệu quả công việc đến Phát triển nghề nghiệp.
Đặc biệt, phần nội dung liên quan đến công tác Tuyền dụng được đề cập rõ ràng nhất trong Chương 5 của cuốn sách. Với việc chỉ ra một thực tế vẫn luôn tồn tại: "Ai cũng biết nguồn lực con người là quan trọng nhất, nhưng đa số các công ty lại không có những nhân viên nhiệt huyết, tức là những nhân viên cảm thấy tự hào khi được làm việc tại công ty", tác giả dẫn dắt người đọc đến với những quan điểm và chấm điểm quá trình triển khai thực tế tuyển dụng ở Yum! (công ty mẹ của 33.000 nhà hàng KFC, Taco Bell, Pizza Hut, Long John Silver's và A&W All American Food Restaurants tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 840.000 nhân viên).
Việc tuyển chọn luôn xoay quanh câu chuyện về sự phù hợp Năng lực (kỹ năng, kinh nghiệm) và Tính cách (có tính cách bạn muốn, yêu những gì bạn làm và tầm nhìn mà bạn hướng tới).
Nếu phải lựa chọn giữa người có năng lực hoặc tính cách, tác giả gợi ý nên chọn người có tính cách, rồi bồi dưỡng, đào tạo họ về năng lực.
Tại doanh nghiệp F&B lớn với áp lực tuyển dụng và tuyển thay thế liên tục, Yum! áp dụng:
- Quy trình Thực tế thử việc (cho ứng viên trải nghiệm trực tiếp với môi trường làm việc trong một vài tiếng đồng hồ, quan sát họ và tìm hiểu thêm về những cảm nhận của ứng viên),
- Bảng đánh giá khả năng sẵn sàng làm việc của nhân viên (Team member readiness inventory- TMRI: Ứng viên đáp ứng với công việc như thế nào?, Phối hợp với đồng nghiệp ra sao? Tương tác với khách hàng thế nào?, Mức độ chủ động trong công việc?),
- Tỷ lệ tuyển dụng gắt gao,
- Trong phỏng vấn, đặt ứng viên vào nhiều vai trò khác nhau để có đánh giá đa chiều,
- Loại đi những người không phù hợp một cách cẩn trọng, khuyến khích nhân viên nói rõ lý do để công ty có thể giúp họ tìm công việc khác tại Yum! hay nơi khác,
- Thu hút bằng văn hóa đam mê khách hàng.
Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020
[RecSHARE]: THẾ NÀO LÀ TALENT ACQUISITION
Bạn đã từng nhìn thấy hay nghe thấy thuật ngữ Talent Acquisition (TA) chưa?
Vì sao các công ty quốc tế thường đăng tuyển vị trí TA thay vì Recruitment như thông thường?
Sự khác biệt chủ yếu giữa tuyển dụng (recruitment) và thu hút tài năng (Talent Acquisition) nằm ở sự khác biệt ngắn hạn và dài hạn, giữa tính chiến thuật và chiến lược.
Nếu như Tuyển dụng chỉ bao gồm các hoạt động liên quan đến ứng viên: Thu hút ứng viên, lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá và lựa chọn; thì thu hút nhân tài là một phạm trù rộng lớn hơn, tầm cao hơn, chiến lược hơn: không chỉ tuyển dụng cho hiện tại, mà còn lưu trữ hệ thống ứng viên cho tương lai để vận hành xuyên suốt bộ máy nhân sự của Doanh nghiệp.
Người làm TA cần có những kỹ năng:
1/ Lập kế hoạch và chiến lược
Bao gồm chiến lược truyền thông để tìm kiếm ứng viên, sau đó là quản lý data ứng viên và lập phễu ứng viên (chia ứng viên theo ngành nghề, năm kinh nghiệm,...)
2/ Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, dòng công việc & định hướng phát triển của công ty
Nắm rõ MTCV của mỗi vị trí, vai trò mắt xích của mỗi vị trí trong tổ chức để thu hút được những tài năng phù hợp
3/ Xây dựng & quảng bá thương hiệu tuyển dụng
TA luôn quảng bá những hình ảnh tích cực về công ty, về môi trường, văn hóa làm việc của công ty, liên tục tương tác với các khách hàng, ứng viên thông qua website, facebook, linkedin,…
4/ Chăm sóc ứng viên
TA cần luôn duy trì và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ứng viên và nhân viên công ty ngay cả khi ứng viên đó chưa phù hợp trong thời điểm hiện tại hay nhân viên không còn làm việc tại công ty để khi có vị trí phù hợp, TA có thể chia sẻ ngay cơ hội với ứng viên tiềm năng.
5/ Phân tích dữ liệu
Bằng cách thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin của các ứng viên cũ cũng như mới, các chỉ số tuyển dụng, người làm TA có thể dễ dàng cải thiện quá trình tuyển dụng của mình và đưa ra quyết định tốt hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
RecSHARE | QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
Đã bao giờ bạn tự hỏi: Vì sao có những thay đổi, dù mang lại cơ hội mới, chúng ta vẫn chần chừ? Trên hành trình làm việc và phát triển đội...
-
Để các hoạt động EB được phát triển bài bản, có định hướng và lâu dài, phục vụ các mục tiêu phát triển của tổ chức thể hiện trong chiến lược...
-
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 1 BẢN TIN TUYỂN DỤNG THÚ VỊ VÀ 1 BẢN TIN TUYỂN DỤNG THÔNG THƯỜNG? Tăng sự chú ý của khán giả Tăng tương ...