Bạn đã từng nhìn thấy hay nghe thấy thuật ngữ Talent Acquisition (TA) chưa?
Vì sao các công ty quốc tế thường đăng tuyển vị trí TA thay vì Recruitment như thông thường?
Sự khác biệt chủ yếu giữa tuyển dụng (recruitment) và thu hút tài năng (Talent Acquisition) nằm ở sự khác biệt ngắn hạn và dài hạn, giữa tính chiến thuật và chiến lược.
Nếu như Tuyển dụng chỉ bao gồm các hoạt động liên quan đến ứng viên: Thu hút ứng viên, lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá và lựa chọn; thì thu hút nhân tài là một phạm trù rộng lớn hơn, tầm cao hơn, chiến lược hơn: không chỉ tuyển dụng cho hiện tại, mà còn lưu trữ hệ thống ứng viên cho tương lai để vận hành xuyên suốt bộ máy nhân sự của Doanh nghiệp.
Người làm TA cần có những kỹ năng:
1/ Lập kế hoạch và chiến lược
Bao gồm chiến lược truyền thông để tìm kiếm ứng viên, sau đó là quản lý data ứng viên và lập phễu ứng viên (chia ứng viên theo ngành nghề, năm kinh nghiệm,...)
2/ Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, dòng công việc & định hướng phát triển của công ty
Nắm rõ MTCV của mỗi vị trí, vai trò mắt xích của mỗi vị trí trong tổ chức để thu hút được những tài năng phù hợp
3/ Xây dựng & quảng bá thương hiệu tuyển dụng
TA luôn quảng bá những hình ảnh tích cực về công ty, về môi trường, văn hóa làm việc của công ty, liên tục tương tác với các khách hàng, ứng viên thông qua website, facebook, linkedin,…
4/ Chăm sóc ứng viên
TA cần luôn duy trì và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ứng viên và nhân viên công ty ngay cả khi ứng viên đó chưa phù hợp trong thời điểm hiện tại hay nhân viên không còn làm việc tại công ty để khi có vị trí phù hợp, TA có thể chia sẻ ngay cơ hội với ứng viên tiềm năng.
5/ Phân tích dữ liệu
Bằng cách thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin của các ứng viên cũ cũng như mới, các chỉ số tuyển dụng, người làm TA có thể dễ dàng cải thiện quá trình tuyển dụng của mình và đưa ra quyết định tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét