Để các hoạt động EB được phát triển bài bản, có định hướng và lâu dài, phục vụ các mục tiêu phát triển của tổ chức thể hiện trong chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân sự dài hạn, điều cần thiết là xây dựng Chiến lược Truyền thông Thương hiệu tuyển dụng.
Một chiến lược EB hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích lâu dài nào:
14 lưu ý khi xây dựng Chiến lược Thương hiệu tuyển dụng:
1. Kiểm tra thương hiệu tuyển dụng hiện tại của công ty
Đánh giá hiện trạng thương hiệu tuyển dụng công ty thông qua:
- Khảo sát nhân viên
- Các trang web/hội nhóm review công ty
- Top từ khóa tìm kiếm về công ty trên google
- Báo cáo nơi làm việc tốt nhất (với các công ty tham gia khảo sát)
- ...
2. Xem xét quy trình tuyển dụng hiện có
Tạo ra một hành trình tuyển dụng suôn sẻ, minh bạch, tối ưu trải nghiệm ứng viên, phù hợp với tính thương hiệu từ bước đăng tuyển cho đến bước nhân viên hội nhập.
3. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng dựa trên EVP đặc thù
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng cần làm rõ những điều khiến tổ chức của bạn nổi bật với tư cách là một nhà tuyển dụng (như lương thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, đào tạo, địa điểm làm việc, VHDN).
Trường hợp EVP hiện tại chưa đủ hấp dẫn, hãy cân nhắc làm thế nào để lời đề nghị của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với ứng viên bằng cách tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
- Điều gì quan trọng nhất đối với ứng viên lý tưởng của công ty?
- Phần thưởng và lợi ích nào quan trọng nhất đối với những nhân viên có thành tích tốt nhất hiện tại ở vị trí đó?
4. Đề ra các mục tiêu cho thương hiệu tuyển dụng
Xác định những gì thương hiệu tuyển dụng của bạn muốn truyền tải và các mục tiêu mong muốn đạt được.
Ví dụ:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu NTD
- Nâng cao danh tiếng công ty với tư cách là NTD
- Tăng số lượng ứng viên
- Tăng chất lượng hồ sơ
- Tăng số lượng nữ lãnh đạo
- Tăng đa dạng nhân viên
- Tăng trình độ đầu vào vị trí...
5. Gắn kết các lãnh đạo vào quá trình xây dựng & phát triển EB
Đưa ban quản lý cấp cao và các bên liên quan vào việc xây dựng chiến lược và triển khai các sáng kiến phát triển thương hiệu tuyển dụng. Điều này sẽ cho các ứng viên và nhân viên thấy rằng những sáng kiến này được hỗ trợ từ trên xuống và tăng độ tin cậy của thông tin truyền thông.
6. Phân chia trách nhiệm
Phân định rõ ràng vai trò của mỗi thành viên trong đội nhóm làm thương hiệu tuyển dụng.
Cân đối nguồn lực bên trong và bên ngoài (như các bên tư vấn dịch vụ) để đảm bảo khả năng xây dựng chiến lược và hiện thực hóa kế hoạch hành động.
Đảm bảo mỗi người nắm được các nhiệm vụ của mình.
7. Lựa chọn theo dõi các chỉ số cần thiết
Từ các mục tiêu được đặt ra ở bước 4 cần theo dõi các chỉ số về độ nhận diện thương hiệu tuyển dụng và hiệu quả thu hút, tuyển dụng, giữ chân nhân viên để hiểu về “sức khỏe” thương hiệu tuyển dụng của bạn.
Ví dụ:
- Khảo sát mở với 1 tệp ứng viên mục tiêu về: Top 3 công ty mà bạn mong muốn cộng tác?
- Số lượng follower, impression, like, share trên các trang mạng xã hội của công ty
- Số lượng ứng viên ứng tuyển, số nhân viên tuyển được (tuần/tháng)
- Số lượng ứng viên đánh giá tích cực về trải nghiệm ứng tuyển
8. Sử dụng các kênh truyền thông và định dạng phù hợp
Quảng bá thương hiệu tuyển dụng của bạn trên đa kênh như: Trang việc làm, mạng xã hội, nhân viên công ty, email, sự kiện, quy trình tuyển dụng, quảng cáo việc làm (FB ads, GG ads,...)
Đảm bảo nội dung truyền thông có chất lượng tốt và phù hợp với đối tượng mục tiêu & chân dung ứng viên trên từng kênh.
Đa dạng hóa cách thức thể hiện bằng việc phát triển các bài viết, hình ảnh, slideshare hay video ngắn,... để tăng mức độ thu hút với khán giả.
9. Thể hiện sứ mệnh giá trị cốt lõi của công ty
Hiểu rõ và truyền thông nhất quán về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp của công ty trên các kênh.
10. Minh bạch trong truyền tải thông tin
Trung thực trong mọi thông tin truyền thông về:
- Công ty bạn là tổ chức ntn?
- Công ty đang tuyển dụng vị trí nào?
- Quy trình tuyển dụng ra sao?
- ...
11. Phát triển các đại sứ thương hiệu
Phát triển các đại sứ thương hiệu tuyển dụng từ chính đội ngũ nhân viên trong công ty bằng cách khuyến khích họ chia sẻ về những trải nghiệm thực tế, cảm nghĩ khi làm việc tại tổ chức bằng hình ảnh, video hay các bài viết trên các trang cá nhân/website hay group Review công ty.
12. Phát triển chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng nội bộ
- Đào tạo, truyền thông về thương hiệu tuyển dụng cho nhân viên.
- Phát triển chương trình đại sứ thương hiệu từ nhân viên công ty.
- Khen thưởng nhân viên giới thiệu ứng viên thành công từ mạng lưới cá nhân của họ.
- Các cuộc thi/ chiến dịch nhân viên chia sẻ cảm nghĩ về công ty...
13. Theo dõi hiệu quả đạt được
Sử dụng các công cụ như ATS, HRIS, google analytic và các công cụ khác để thường xuyên theo dõi và đánh giá nỗ lực xây dựng thương hiệu tuyển dụng của bạn.
14. Tinh chỉnh chiến lược
Liên tục tinh chỉnh chiến lược dựa trên các phản hồi và kết quả đạt được, đảm bảo phù hợp với các mục tiêu phát triển của tổ chức.
Tổng hợp từ AIHR.